Dắt nhau cùng rời khỏi trường quốc tế

“Trách nhiệm của các bậc cha mẹ ở trên là gì khi không dạy dỗ được con em họ nhưng lời chào hỏi thân mật trong giao tiếp hằng ngày, họ có bỏ thời gian ra để xem bài vở của con em mình ở trường không, có ở bên cạnh để động viên khích lệ con em học tập không?”.

sáng cuối tháng 12, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1 (TP.HCM) đã phải từ chối lời xin của một phụ huynh có con đang học trường . Trong những ngày sắp hết học kỳ 1 này, bà đã nói không với nhiều trường hợp tương tự.

Ngày càng nhiều

Các chủ yếu dạy theo chương trình được quy định của Bộ GD-ĐT và dạy thêm một vài môn bằng tiếng nước ngoài. Ảnh chỉ có tính chất minh họa

“Chạy khỏi” hay “tháo chạy” khỏi trường quốc tế là những từ ngữ được dùng để phản ánh một trào lưu ngược đang manh nha của các phụ huynh hiện nay. Hiện tượng này sốt tới mức, mới đây nhất, ở Hà Nội đã có một văn bản quy định không cho phép học sinh từ các trường dân lập chuyển về trường công lập “ngang xương”.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 5 (TP.HCM) chia sẻ với báo Giáo dục TP.HCM trường hợp một học sinh lớp 4 từ trường quốc tế chuyển qua. Vào lớp, cháu học gần như kém nhất, đặc biệt là môn tập làm văn, chữ viết xấu”.

Một trường hợp khác được dẫn lại từ lời kể của hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1: Khi được nhà trường xếp vào lớp đang học chương trình Tiếng Anh Cambridge thì khả năng của em không có gì nổi bật so với các bạn, dù khi chuyển con về, phụ huynh khẳng định trình độ tiếng Anh của con mình khá giỏi.

Ở Hà Nội những năm gần đây, thêm nhiều trường học từ bậc mầm non xuất hiện cũng chiêu sinh theo giới thiệu là trường quốc tế”. Tuy nhiên, theo phản ánh của báo Lao Động, không phải phụ huynh nào bỏ ra tiền tỉ cũng thu lại được kết quả như mong muốn.

Sau hơn một năm cho con học trường ở khu vực Mỹ Đình, chj Thu Trang (quận Hoàn Kiếm) nhận thấy con vẫn “hổng” kiến thức dù có điểm số trên lớp cao nên đã thuê gia sư kèm cặp thêm. Chưa kể, vốn tiếng Anh của cháu yếu.Hiện tại, chị đang mắc mứu giữa chuyện tiếp tục cho con theo học “nội” hay “ngoại”.

Lãnh đạo nhiều phòng giáo dục các quận ở TP.HCM cho hay, hai năm gần đây, ngày càng nhiều phụ huynh có con học trường quốc tế muốn chuyển con về trường công lập. Đầu năm học 2010 – 2011 các trường trên địa bàn quận 1 đã tiếp nhận 79 HS từ các trường quốc tế chuyển về. Con số này ở quận 5 là 85.

Trong bài viết đăng hồi tháng 10, báoTuổi Trẻ dẫn tâm sự của một phụ huynh cho biết, chị khá hài lòng chuyện phục vụ, chăm sóc cho các cháu ngủ, nghỉ ở trường quốc tế. “Nhưng có nhiều chuyện khác, mà phải ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Ngoài lý do phổ biến là không lường hết mức tăng học phí chóng mặt, chị và các phụ huynh nản lòng hơn cả là việc đổi giáo viên liên tục vào đầu năm học: “Cứ 2 – 3 tuần, lại thấy tên cô giáo mới trong sổ báo bài”.

Lo lắng chuyện con nhầm tưởng về khả năng của mình vì thường được nhận điểm cao, lo lắng việc con không rành giao tiếp tiếng Việt, không rành lễ nghĩa… cũng là những lý do khiến phụ huynh quyết định không kiên trì con đường “học quốc tế” cho con.

Dạy học theo hướng nhẹ nhàng, không gây áp lực cho học sinh, buổi tối học sinh không phải học bài, làm bài tập, không phải đi học thêm… là chủ trương mà nhiều trường quốc tế áp dụng. Trong khi đó, đây cũng là những trường dạy theo chương trình chung của Bộ GD-ĐT. Hiệu trưởng một trường quốc tế thẳng thắn: So với tần suất phải đi học thêm tại nhà cô giáo vào buổi tối, rồi về nhà tự học thì học sinh trường ông chỉ đạt “chuẩn” kiến thức.

Trong chủ đề“Chọn trường điểm hay trường quốc tế” trên diễn đàn webtretho, chia sẻ của một phụ huynh từng làm việc trong môi trường này nhận được nhiều sự đồng cảm của các thành viên.

Theo chị, trẻ em học ở trường quốc tế đều có hoàn cảnh gia đình khá giả, đa số các em không biết coi trọng đồng tiền, đua đòi và chạy theo những giá trị vật chất quá nhiều. Các em cũng không biết chia sẽ vì xung quanh bạn bè ai cũng giàu có nên ko cần phải chia sẽ hay cảm thông gì cả. Một điều tế nhị là các học trò chủ yếu chỉ nghe lời giáo viên của mình, là người nước ngoài, nhưng không có thái độ như vậy với giáo viên, trợ giảng người Việt.

Một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân tại 1 trường cấp 3 ở TP.HCM, gia đình khá giả, đủ sức lo cho con vào trường quốc tế, góp chuyện để các phụ huynh thông tin tham khảo: Chị từng hướng dẫn nhiều sinh viên thực tập môn GDCD, các em đều rất giỏi chuyên môn nhưng sau khi ra trường không xin được dạy đúng chuyên môn, các em xin vào trường quốc tế và được bố trí dạy lớp 1,2,3…

Đâu là lựa chọn tốt nhất?

Theo dõi câu chuyện “thay đường học giữa dòng” cho con, chị Phan Thanh Thảo phân tích: Có thể phụ huynh chưa để ý đến 3 vấn đề thực tế của trường quốc tế tại Việt Nam nên khi cho con học, không lường tới những điều không mong muốn phát sinh.

Đó là, ngoài số rất ít các trường học theo chương trình nước ngòai, hầu hết chương trình học là chương trình hiện hành của Bộ GD-ĐT quy định như tất cả các trường khác trong nước. Thầy cô giáo là người Việt được đào tạo trong nước và các trường quốc tế đều đi thuê địa điểm dạy và học (nên học phí phải tính cả phần thuê cơ sở vật chất này nữa).

Tuy nhiên, phụ huynh Lâm Thúy Ái kiên định: Chuyện con học như thế nào là do quan niệm của cha mẹ. Gia đình chị quan niệm những năm đầu đời bé chỉ cần những gì căn bản nhất nên không có những tiêu chí khắt khe với con.

Chị Linh Trần thì cho hay, một học sinh học dù ở bất kỳ môi trường nào nếu không có sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh thì đều mất căn bản chứ không riêng ở trường quốc tế.

“Trách nhiệm của các bậc cha mẹ ở trên là gì khi không dạy dỗ được con em họ nhưng lời chào hỏi thân mật trong giao tiếp hằng ngày, họ có bỏ thời gian ra để xem bài vở của con em mình ở trường không, có ở bên cạnh để động viên khích lệ con em học tập không?”.

Trước khi cho con theo học trường quốc tế thì các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ vài điều dưới đây:

  1. Trường mà bạn muốn cho con bạn theo học có thật sự là trường quốc tế hay không? Khi tìm hiểu một trường, hãy đặc biệt quan tâm đến chương trình đào tạo (ví dụ trường BIS dạy theo chương trình của Anh, SSIS theo chương trình Mỹ…).
  2. Quan tâm đến đội ngũ giáo viên của trường, tiếp xúc và tìm hiểu trình độ chuyên môn của họ.
  3. Tiền rất quan trọng. Nếu vẫn có nguy cơ “đứt gánh nữa đường” thì bạn sẽ dễ khiến cho con của mình lưu vong ngay trên chính quê hương.
  4. Nên xem xét điều mình thật sự muốn ở con mình. Nếu bạn đơn thuần chỉ muốn con có một chương trình học dễ dàng hơn thì trường quốc tế không hề giúp ích cho con bạn vì chương trình học của họ tuy không nặng theo kiểu Việt Nam, nhưng cũng không nhẹ một chút nào. Hay nếu bạn muốn con bạn sau này thuận tiện du học nước ngoài thì học ở trường công lập VN hay trường quốc tế đều như nhau hết vì các em đều phải vượt qua những kì thi như SAT, IELTS…

Giá trị lớn nhất của việc học ở một trường quốc tế là các em được tự do thể hiện và phát triển theo đúng năng khiếu, khả năng sáng tạo. Ngoài ra, việc cho con học trường quốc tế cũng có giá trị về mặt thương hiệu cho chính gia đình phụ huynh.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *