Quy chế tuyển sinh và thi THPT 2017: Thí sinh được chọn bài thi có điểm cao hơn

Thành viên Ban Chỉ đạo thi quốc gia không đến thanh tra, kiểm tra tại Hội đồng thi có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi. Ngoài Ban Chỉ đạo thi quốc gia, Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh.

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến các Sở GD-ĐT để ban hành 2017.  Đây là dự thảo lần thứ 2.

Thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi KHTN và KHXH

Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia 2017 tổ chức thi 5 bài: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, KHTN (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và KHXH (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với giáo dục thường xuyên).

Để xét công nhận , thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài, gồm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi KHTN hoặc KHXH; thí sinh giáo dục thường xuyên phải dự thi 3 bài, gồm 2 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi (KHTN hoặc KHXH). Thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi (KHTN và KHXH), điểm bài thi tự chọn nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận .

Dự thảo quốc gia 2017 sẽ có nhiều thay đổi

Thí sinh giáo dục THPT có thể thi cả 5 bài thi; thí sinh giáo dục thường xuyên có thể thi cả 4 bài để tăng cơ hội xét ĐH-CĐ theo quy định của ĐH-CĐ hệ chính quy hiện hành.

Để xét tuyển sinh ĐH-CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi và các môn thành phần của bài thi KHTN, KHXH, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH-CĐ.

Nội dung thi năm 2017 nằm trong Chương trình lớp 12 THPT; nội dung thi năm 2018 nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình THPT.

Mỗi tỉnh thành tổ chức một cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ GD-ĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH-CĐ đến các cụm thi để phối hợp, hỗ trợ công tác tổ chức thi; thực hiện việc giám sát các khâu: in sao đề thi, coi thi, chấm thi và phúc khảo.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành lập Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia. Ban chỉ đạo này nếu phát hiện những sai phạm nghiêm trọng trong kỳ thi, có thể trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định một trong các hình thức: đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại trong Hội đồng thi hoặc trong cả nước; đình chỉ hoạt động, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội đồng thi và thành viên của Hội đồng thi mắc sai phạm; đề xuất Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành lập Hội đồng chấm thẩm định, các đoàn thanh tra.

Thành viên Ban Chỉ đạo thi quốc gia không đến thanh tra, kiểm tra tại Hội đồng thi có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi. Ngoài Ban Chỉ đạo thi quốc gia, Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh.

Thi trắc nghiệm, thí sinh không được nộp bài trước khi hết giờ

Đáng chú ý, về xếp phòng thi, thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do giám đốc sở GD-ĐT quyết định. Thí sinh giáo dục  thường xuyên được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi KHXH.

 Đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của cán bộ coi thi và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi và khu vực thi của thí sinh do Trưởng Điểm thi quyết định.  Khi dự thi các môn trắc nghiệm, thí sinh không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài.

Với đề thi, dự thảo quy chế nêu rõ: đề thi đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH-CĐ); đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm.

Dự thảo cũng nêu cụ thể về trường hợp đề thi bị lộ. Theo đó, chỉ có Ban Chỉ đạo thi quốc gia mới có thẩm quyền kết luận về tình huống lộ đề thi. Khi đề thi chính thức bị lộ, Ban Chỉ đạo thi quốc gia quyết định đình chỉ môn thi bị lộ đề. Các môn thi khác vẫn tiếp tục bình thường theo lịch. Môn thi bị lộ đề sẽ được thi bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hợp, sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *