Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp giúp cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho việt nam

Ngược lại, DN cũng được hưởng lợi từ nguồn nhân lực chất lượng cao mà đào tạo; được tiếp cận với nguồn chất xám của các giáo sư, tiến sĩ trong phục vụ sự phát triển của DN. Hiện nay, SAP cũng đang tiếp cận, trao đổi và mở rộng hợp tác với một số TĐH trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Điều đó mở ra cho các TĐH Việt Nam cơ hội được kết nối với hàng trăm cơ sở đào tạo và DN trên toàn thế giới đang là đối tác của Chương trình này.

Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp (TĐH&DN) là xu hướng phổ biến trên thế giới và được đánh giá là giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trên cơ sở nghiên cứu một số mô hình, cách thức liên kết hiệu quả của một số quốc gia trên thế giới, tác giả rút ra một số kỉnh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả liên kết giữa TĐH&DN ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế

Cộng hòa Liên bang Đức

Với nền giáo dục phát triển của thế giới, Đức là một trong những quốc gia đi đầu về các mô hình liên kết giữa các TĐH&DN, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Điển hình như mô hình liên kết từ Trường Đại học (TĐH) Khoa học tự nhiên FH Mainz (Đức) với thành viên của Chương trình đối tác Đại học SAP. Trường FH Mainz có mối quan hệ liên kết với hơn 500 doanh nghiệp (DN) lớn, vừa và nhỏ trong hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhờ hoạt động liên kết với DN trong đào tạo, Nhà trường đã tạo dựng được uy tín lớn đối với các đơn vị sử dụng lao động. Một trong những thành công lớn của Nhà trường được đánh dấu bởi việc tham gia Chương trình đối tác Đại học SAP.

Chương trình đối tác Đại học SAP là một sáng kiến có tính chất toàn cầu, được sự chia sẻ và tài trợ chính từ SAP – một DN hàng đầu trong cung cấp giải pháp và phần mềm quản trị DN. Chương trình đã phát triển mở rộng và có tính toàn cầu, thu hút hơn 800 TĐH tại 36 quốc gia, hơn 2.200 giảng viên và 150.000 sinh viên tham gia, như: Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… Mô hình này đã kết nối cộng đồng các TĐH&DN, đạt được nhiều thành công trong hoạt động xây dựng chương trình đào tạo; phát triển năng lực giảng viên, sinh viên; cung cấp những công cụ và tài nguyên phục vụ giảng dạy, học tập cho sinh viên ngành công nghệ… Trong mô hình này, các TĐH được cung cấp miễn phí phần mềm SAP và nhiều công cụ, tài liệu phục vụ đào tạo. Ngược lại, DN cũng được hưởng lợi từ nguồn nhân lực chất lượng cao mà nhà trường đào tạo; được tiếp cận với nguồn chất xám của các giáo sư, tiến sĩ trong nhà trường phục vụ sự phát triển của DN. Hiện nay, SAP cũng đang tiếp cận, trao đổi và mở rộng hợp tác với một số TĐH trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Điều đó mở ra cho các TĐH Việt Nam cơ hội được kết nối với hàng trăm cơ sở đào tạo và DN trên toàn thế giới đang là đối tác của Chương trình này.

Vương quốc Anh

Trong liên kết giữa TĐH&DN về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, Anh là quốc gia có nhiều thành công ấn tượng: tỷ lệ vốn mà DN tài trợ cho hoạt động này (so với tổng số vốn tương ứng trong các TĐH) chiếm khoảng 11% (tỷ lệ này ở Thụy Điển là 4% và ở Đức là 8%). Hầu hết các TĐH ở Anh đều có bộ phận chuyên trách với vai trò liên lạc, kết nối, thỏa thuận giữa TĐH&DN trong nghiên cứu và khai thác giá trị thương mại từ các nghiên cứu. Nhiều TĐH thành lập các công ty (sở hữu một phần hoặc toàn bộ) để đầu tư nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm, sản xuất thử, khai thác quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích từ việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.

Đặc biệt, trong những năm 1995-1997, hơn một nửa cơ sở giáo dục đại học tại Anh có công ty (sở hữu toàn bộ hay một phần) để khai thác các kết quả nghiên cứu. Các công ty có thể chia làm hai dạng: (1) Nhóm những công ty “ô” (chủ yếu là các công ty mẹ) kiểm soát các danh mục quyền sở hữu trí tuệ của Viện Giáo dục đại học và vẫn chịu sự kiểm soát trực tiếp của cơ quan nghiên cứu. (2) Nhóm một số công ty phụ (hay các công ty vệ tinh) từ các cơ quan nghiên cứu đã được thành lập nhằm khai thác lợi ích từ việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.

Trung Quốc

Những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều thành công trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thông qua cơ chế hợp tác giữa TĐH&DN. Mô hình này thành công nhờ 3 cơ chế quan trọng, gồm: xây dựng các công viên khoa học, vườn ươm công nghệ và thành lập các công ty đóng vai trò kết nối. Để thúc đẩy các hoạt động này diễn ra theo cơ chế thị trường, Trung Quốc khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư với vốn góp từ 3 nguồn: 10% từ các TĐH; 30% từ các nhà nghiên cứu/nhà giáo (2/3 đóng góp bằng tri thức công nghệ và 1/3 từ đóng góp đầu tư của các cá nhân); 60% từ ngân sách nhà nước và tài trợ của các công ty. Dự án thành công, lợi nhuận sẽ được chia đều theo tỷ lệ góp vốn. Một phần nhờ mô hình này, Trung Quốc đã có Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia với số vốn hơn 600 triệu Nhân dân tệ; hơn 50 quỹ khoa học khác do các bộ và chính quyền địa phương thành lập với tổng số vốn hơn 250 triệu Nhân dân tệ. Các quỹ này tập trung tài trợ cho các dự án có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển khoa học công nghệ và được lồng ghép với phát triển kinh tế có mục tiêu trung và dài hạn, nhằm tăng giá trị thực tế của các nghiên cứu khoa học cơ bản trong TĐH.

Thực trạng một số mô hình liên kết ở Việt Nam

Thời gian qua, giáo dục đại học của nước ta đã phát triển nhanh về quy mô, đa dạng về loại hình đào tạo, ngành đào tạo. Để sinh viên sau khi được đào tạo đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, DN, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các TĐH liên kết với DN ngay từ khâu đào tạo, nghiên cứu khoa học. Có thể kể đến một số mô hình liên kết, như:

(i) Mô hình của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN): Nhà trường đã triển khai hiệu quả 3 mô hình liên kết: Liên kết trường – viện thuộc hệ thống ĐHQGHN; liên kết giữa các trường của ĐHQGHN với các viện nghiên cứu, DN ngoài ĐHQGHN; mô hình đơn vị phối hợp thuộc liên kết giữa ĐHQGHN với viện nghiên cứu bên ngoài. Trong mô hình liên kết với DN phải kể đến những đối tác tiêu biểu, như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Ươm tạo DN Công nghệ cao… Hiện nay, ĐHQGHN và các đơn vị thành viên đang triển khai hàng chục đề tài, dự án bắt nguồn từ sự hợp tác với DN, các bộ, ngành và địa phương.

(ii) Mô hình của TĐH Bách khoa Hà Nội: Một trong những thành công nổi bật của Trường thể hiện qua sự hợp tác với Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Quan hệ hợp tác này đã mang lại nhiều đề tài, dự án và tăng cường năng lực nghiên cứu cho Trường; đồng thời, góp phần tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc của Rạng Đông. Hiện nay, hai bên đã có nhiều dự án chung, trong đó có dự án xây dựng hai phòng thí nghiệm chung (01 đặt tại Rạng Đông và 01 tại TĐH Bách khoa Hà Nội), mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

(iii) Mô hình của TĐH Nông Lâm – Đại học Huế: Là một trong những TĐH đầu tiên được chọn thí điểm mô hình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) từ năm 2005. Trường đã nỗ lực hợp tác với DN để đổi mới chương trình đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận nhiều hơn với thực tế, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Sinh viên được đào tạo theo Dự án POHE có nhiều cơ hội trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của các cơ quan, DN trong và ngoài nước, như: Lào, Campuchia, Thái Lan… Đến nay, Trường đã có quan hệ hợp tác với gần 500 DN, mang lại cơ hội rất lớn cho người học. Chính điều này giúp sinh viên tự tin, năng động và tìm kiếm được việc làm đúng với sở trường và ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp. Theo số liệu khảo sát năm 2013 của TĐH Nông Lâm – Đại học Huế, có 100% sinh viên được đào tạo theo Dự án POHE khi ra trường tìm được việc làm đúng với nghề nghiệp, được các nhà sử dụng lao động đánh giá cao về năng lực nghề nghiệp (Ngọc Hà, 2014).

Tuy nhiên, xét về tổng thể, việc hợp tác giữa các TĐH&DN ở Việt Nam còn hạn chế về số lượng, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự thay đổi của nền kinh tế. Trong khi đó, sự thiếu hụt thông tin từ cả hai phía, thiếu đầu mốì liên lạc trong việc hợp tác là rào cản không nhỏ của việc liên kết này.

Theo số liệu từ Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), kết quả nghiên cứu ở 08 trường tham gia dự án giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai cho thấy, việc hợp tác giữa các TĐH&DN là chưa nhiều. Phần lớn các trường chủ yếu thiết lập mạng lưới khoảng 10 DN đối tác chiến lược. Duy nhất TĐH Nông lâm TP. Hồ Chí Minh thiết lập được 120 DN có hợp tác lâu dài và chiến lược. Số lượng DN hợp tác ngắn hạn, không thường xuyên có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm trường, như: TĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thuộc nhóm có hơn 100 đối tác; nhóm trung bình, như: TĐH Nông Lâm (Đại học Huế), TĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, có 20-40 đối tác; nhóm ít như TĐH Vinh, chỉ có 04 đối tác. Đáng chú ý, việc hợp tác TĐH&DN có vai trò quan trọng đối với việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Khảo sát gần 1.400 cựu sinh viên từng tham gia học tập theo Chương trình POHE, cho thấy: có 72,8% cho rằng có thể đáp ứng được các nhu cầu của nhà tuyển dụng; 75,5% cho rằng “công việc thực tập thật sự có ích cho công việc đang làm”; 71,3% đánh giá “công việc thực tập có liên quan nhiều đến công việc thực tế đang làm” (Mạnh Xuân, 2015).

Một số bài học kinh nghiệm

Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách định hướng và điều chỉnh hoạt động liên kết giữa TĐH&DN. Thời gian qua, Nhà nước đã có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa một số ngành, lĩnh vực, trong đó khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư cho hoạt động giáo dục; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TĐH; khuyến khích các DN, hiệp hội DN liên kết với các TĐH trong đào tạo, hợp tác nghiên cứu… Tuy nhiên, để việc liên kết này hiệu quả, Nhà nước phải có chính sách hướng dẫn cụ thể và hành lang pháp lý thuận lợi, quy định cụ thể quyền, trách nhiệm, phương thức hợp tác giữa TĐH&DN, tránh những xung đột lợi ích, hay những mâu thuẫn từ mục tiêu phát triển giữa hai bên.

Hai là, xây dựng mạng lưới liên kết giữa TĐH&DN: Một mạng lưới liên kết giữa các TĐH&DN với vai trò là trung gian kết nối; thu thập, cập nhật dữ liệu; tư vấn và cung cấp các thông tin, mô hình liên kết là giải pháp tốt để các bên dễ dàng tìm được đối tác phù hợp và tham mưu cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách có liên quan.

Bên cạnh đó, TĐH&DN cũng cần duy trì các kênh tiếp xúc và liên lạc thường xuyên thông qua bộ phận chuyên trách phụ trách về hợp tác hoặc thông qua các hội nghị, hội thảo, các diễn đàn khoa học; những dự án chung để các bên có sự thông hiểu, tin tưởng lẫn nhau qua hoạt động thực tiễn.

Ba là, thực tiễn hóa đội ngũ giảng viên trong các TĐH và tri thức hóa đội ngũ công nhân trong các DN: Các DN cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, giảng viên có chất lượng cao trong các TĐH tham gia vào các dự án hoặc chia sẻ, cố vấn cho DN thông qua các chương trình đào tạo nội bộ.

Ngược lại, TĐH cũng cần chủ động mời các nhà quản lý, nhân lực giỏi từ DN tham gia vào hoạt động đào tạo của nhà trường về những kỹ năng tác nghiệp trên máy móc, thiết bị thực tế để quá trình nghiên cứu, giảng dạy trên giảng đường sát với thực tiễn.

Bốn là, chú trọng bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ: Các TĐH cần chú trọng bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ thông qua hoạt động đăng ký xác lập quyền và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho các DN để thu về khoản tài chính nhất định, tạo ra thu nhập và tái đầu tư nghiên cứu. Mặt khác, các DN cần chú trọng đầu tư cho TĐH qua hoạt động hợp tác nghiên cứu, thuê khoán; bảo vệ bí mật kinh doanh… Trong quá trình hợp tác, các bên cần đặt ra những quy định cụ thể trong bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ, tránh các mâu thuẫn và rủi ro phát sinh trong quá trình hợp tác về vấn đề có liên quan.

Năm là, kết hợp hài hòa các lợi ích: Để hợp tác giữa TĐH&DN được thiết thực, hiệu quả và bền vững, các bên cần nhận thức rõ các lợi ích, tôn trọng và cân bằng các lợi ích. Nhà trường cần ưu tiên chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ DN trong tư vấn, giải quyết các vấn đề của DN. Ngược lại, DN cần tạo điều kiện tiếp nhận sinh viên kiến tập, thực tập, tham quan, khảo sát, tuyển dụng và sử dụng sinh viên tốt nghiệp của nhà trường; đóng vai trò là nhà cung cấp thông tin, phản biện để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao động; thường xuyên trao đổi, góp ý chương trình đào tạo, mô hình, phương pháp đào tạo của nhà trường; tài trợ, ủng hộ cho nhà trường cơ sở vật chất, thông tin và các nguồn lực trong khả năng của DN. Có như vậy, hoạt động liên kết giữa TĐH&DN mới có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả và bền vững

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *