Cuộc Sống, Công Việc và Niềm Đam Mê trong cuộc đời

Bài phỏng vấn mình thực hiện bởi Dự Án Chạy Xuyên Việtshutterstock_63001576

Anh Nguyễn Tuấn Anh, hiện là giám đốc thương mại khu vực miền Bắc của TodayTV, là một trong những diễn giả tiềm năng về lĩnh vực phát triển con người, khoa học về sự thành công cũng như quản trị doanh nghiệp. Anh là một người có nhiều trải nghiệm phong phú, đa dạng về . Anh đã từng thi trượt đại học, đi bộ đội, bị kỷ luật trong quân đội, đi nước ngoài, bị thất tình và đã trải qua rất nhiều nghề nghiệp khác nhau để kiếm sống, để bươn trải và trưởng thành.

Tiếp nối chuỗi bài viết về chủ đề Sách và Nhân Vật, và cũng là để giúp cho các bạn trẻ tự tin hơn trên những bước đường của cuộc sống, đầu tháng 11 vừa qua, dự án Chạy Xuyên Việt đã có buổi nói chuyện với Diễn giả Nguyễn Tuấn Anh về cuộc sống, của anh, tất nhiên là không thể thiếu sự đồng hành của những cuốn sách.

Chúng tôi đến gặp anh Tuấn Anh tại văn phòng TodayTV ở Hà Nội, vào một buổi sáng thứ hai, một buổi sáng đẹp trời. Câu chuyện diễn ra một cách tự nhiên và cứ thế cuốn chúng tôi đi như thể đây không phải là một buổi phỏng vấn, mà là một cuộc nói chuyện giữa những người bạn lâu ngày gặp lại. Anh nói về lối sống gấp gáp và sự phụ thuộc của con người vào điện thoại di động, vào mạng xã hội, như facebook chẳng hạn.

Anh chia sẻ:

“…mặt trái của điện thoại di động là nó làm cho con người ta luôn luôn bận rộn, luôn luôn trong những việc khẩn cấp, cảm giác như là không thể thiếu được điện thoại. Bản thân mình, cách đây độ vài chục năm, hay 20, 30 năm, không có điện thoại, giao tiếp khi xa nhau chủ yếu bằng thư, cuộc sống vẫn cứ ổn hơn, tình cảm con người có khi còn tuyệt vời hơn. Ngày nay, cảm giác như mọi người không thể thiếu được điện thoại…Với mình khi dùng điện thoại, mình có mắc phải hai thứ. Một là lúc nào mình cũng trông chờ là phải gọi cho ai, nghe ai đó, hoặc là nhắn tin. Một cái nữa là xử dụng facebook. Nhất là facebook, khi bạn đưa ra một cái status (trạng thái), hoặc bạn làm cái này cái kia, thì mình lại giống như mọi người, lại xem mọi người phản ứng như thế nào…Cái đó cũng nói nên một chủ đề, là thói quen thứ ba (Trong cuốn 7 Thói Quen Để Thành Đạt), Tập Trung Cho Những Điều Quan Trọng Nhất. Thứ nhất là bạn phải biết điều gì đối với bạn là quan trọng. Thứ hai, là khi đã biết rồi, thì bạn có cam kết sống theo nó hay không. Cả hai điều đó đều khó. Một trong những điều mà mọi người khó sống theo thói quen thứ ba đó là mọi người luôn chạy theo thói quen khẩn cấp. Một trong những thứ làm cho con người trở nên thói quen khẩn cấp, đó là điện thoại.”. (cười)

“Một trong những yếu tố, là để làm sao mà biết cái gì mình đam mê, cái gì mình giỏi, cái gì là lẽ sống, là sứ mệnh của mình,… có vẻ khó hơn cho những người đang đi làm, thậm chí là đang có một cuộc sống ổn định, hay đang có một cuộc sống gọi là thành công. Bạn càng thành công thì bạn càng bị gắn vào một vị trí, một thói quen, hay những công việc không thể dứt ra được. Càng gắn vào nó, bạn càng lao theo những cái trước mắt, càng không có thời gian tĩnh tại để bạn suy nghĩ xem đối với mình cái gì là quan trọng nhất. Thế nên, với các bạn trẻ, mình nghĩ rằng khi cuộc sống chưa có gì, mà đang có cái được gọi là thời gian, giống như một tờ giấy trắng, thì có thể trả lời những câu hỏi này dễ hơn những người mà đã thành đạt.”

Tuổi trẻ đầy mơ mộng và những thất bại đầu đời…

(CXV) – Thực ra, với những người đi làm là khó, mà những người đã thi đại học rồi mà người ta chọn nhầm trường chẳng hạn, em nghĩ cũng rất là khó, hay là yêu nhầm người, có khi còn khó hơn, nhất là với những người đã cưới rồi… (Cười)

“Bản thân mình, mình đã nhầm trường bước vào tuổi 17. Hồi đấy bọn mình chỉ học hết lớp 10, bây giờ là lớp 12. Đầu tiên, mình đã thấy mình đã lựa chọn nhầm hướng đi, sự nghiệp. Cũng may mắn là sau khoảng 2 năm, mình nhận ra là mình nhầm…Lúc đó, học phổ thông, mình học rất là giỏi. Hồi đấy mình thi Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự. Ngày xưa, muốn vào HVKTQS thì phải sơ tuyển rất là kỹ. Thế nhưng, khi thi đại học, mình bị thiếu mất nửa điểm. Sau đấy mình chuyển sang trường Sỹ Quan Thông Tin. Học ngành của Quân đội. Tại sao mình lại đi học (ngành này)? Chủ yếu mình lựa chọn học quân đội là do mơ mộng, do đọc sách … Thời đấy, hình ảnh về những anh bộ đội, cuộc sống của bộ đội, mình thấy rất là tuyệt vời.

Trong những năm đầu tiên mọi thứ đều ổn. Những cái mình tưởng tượng về cuộc sống xa nhà, tình cảm bộ đội, rồi chia tay trên sân ga…rất nhiều, rất là tuyệt. Nhưng mà đây cũng là những bài học cho các bạn trẻ, tức là giữa những cái mình tưởng tượng, sau đó là thực tiễn, nó rất khác. Sau đó một năm, những cảm xúc, mơ mộng hết đi rồi, mình đối mặt với thực tiễn thì thấy nó khác xa so với những gì mình tưởng tượng. Đầu tiên, bạn muốn vào quân đội, đòi hỏi phải kỷ luật. Thứ hai, em cũng phải chấp nhận phải hi sinh, nhiều khi phải hi sinh đi những sở thích, những cái của bản thân mình…Lúc bấy giờ, mình mới nhận ra bản tính của mình vốn có một chút gì là nghệ sỹ. Thứ hai cũng là thuộc dạng tình cảm. Thứ ba nữa là ‘mong manh, dễ vỡ’. Thứ tư, mình cũng không thích một cuộc sống kỷ luật. Thứ năm, mình cảm thấy nếu mình phải sống một cuộc sống gì mà mình phải đánh mất bản thân mình đi, thì đấy không phải là một thế giới của mình. Lúc đấy, mình cảm thấy rất là đau khổ, bực bội, khó chịu với cuộc sống của mình. Và mình chợt nhận ra là mình đã đi sai đường. Đó là khi mình đang học trong Trường Sỹ Quan Thông Tin…Cuối cùng, sau hai năm, mình quyết định làm lá đơn rời khỏi trường…Vào thời điểm đó, rời bỏ sỹ quan giống như là mình rời bỏ quân ngũ, giống như là mình vô kỷ luật. Thế là, khi mình chấp nhận quay ngược lại con đường mà mình đã đi sai, thứ nhất, mình phải đứng trước 5000 con người trong trường để nhận cái án kỷ luật, bị cảnh cáo, thứ hai là bị khai trừ khỏi Đoàn, mà trước đấy là mình toàn làm bí thư chi Đoàn…Thứ ba là bị trả về địa phương. Sau đó phải đi hết nghĩa vụ quân sự… rồi mới được trở về cuộc sống bình thường. Gia đình, bố mẹ cực kỳ choáng. Bố mẹ mình là Đảng viên, mà lại có con bị kỷ luật, bị đuổi khỏi Đoàn…Thế nhưng, mình nghĩ rằng đấy cũng là một trong những kỷ niệm, đồng thời cũng có thể là một trong những quyết định đúng đắn, bởi vì tuổi trẻ mà đi đúng đường ngay từ đầu rất là khó.”

“Chúng ta đang leo dần lên đỉnh chiếc thang thành công nhưng khi leo lên đỉnh thì phát hiện ra chiếc thang dựa nhầm tường.” – Stephen R.Covey (Tác giả cuốn sách ‘7 Thói Quen Để Thành Đạt’ – một trong những cuốn sách được yêu thích nhất của anh Nguyễn Tuấn Anh)

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *