Tất tần tật từ cơ bản đến nâng cao của phần mềm Adobe Indesign CC 2015

Phần lớn các nhà thiết kế đều có thói quen làm việc với một trong số các phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator, CorelDRAW,… Nhưng hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một phần mềm thiết kế hiệu quả nữa đó là Adobe CC 2015.

adobe_indesign_cc_version_9_v9_2013
Mô tả về khóa học:

Là những nhà thiết kế đồ họa chúng ta thường sử dụng kết hợp nhiều phần mềm thiết kế khác nhau để tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ở Việt Nam phần lớn các nhà thiết kế đều có thói quen làm việc với một trong số các phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator, CorelDRAW, mà ít chú ý đến một công cụ thiết kế hiệu quả nữa là Indesign.

Khi sản xuất ra các phần mềm thiết kế thì những nhà sản xuất như Adobe đã gán lên mình mỗi phần mềm những chức năng và nhiệm vụ cụ thể: Photoshop thì chuyên về biên tập hình ảnh, Illustrator rất mạnh về vẽ minh họa, Corel Draw là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Illustator do hãng corel phát hành. Còn với Indesign? Indesign là một phần mềm chuyên nghiệp trong lĩnh vực tổ chức layout, bố cục sản phẩm. Nó không chỉ đơn giản là công cụ hữu hiệu để tạo ra các sản phẩm như Sách, báo, Tạp chí, catalogues… Mà với khả năng kiểm soát, tương tác với các đối tượng đồ họa tĩnh, động. Khả năng chuyên sâu trong mọi thao tác trình bày, soạn thảo hay biên tập với văn bản. Indesign ngày càng chứng tỏ mình là một công cụ số một trong việc giúp một nhà thiết kế đồ họa, tổ chức bố cục, sắp xếp không gian, làm chủ màu sắc, kiểm soát chặt chẽ mọi thuộc tính của các đối tượng trên bản thiết kế, giúp biên tập chỉnh sửa, thay đổi cấu trúc thiết kế chỉ trong một thao tác đơn giản. Từ đó hỗ trợ xây dựng được hầu hết các sản phẩm thiết kế in ấn và các ấn bản điện tử như poster, tờ rơi, brochure cùng các tài liệu ebook khác.

Thêm vào đó là khả năng hỗ trợ tương tác rất rộng với các phần mềm khác như Word, Exel, Illustrator, Photoshop…Indesign thực sự là một phần mềm thiết kế vượt trội. Với phiên bản CC 2015 hãng Adobe cung cấp những khả năng kiểm soát chuẩn xác các đối tượng thiết kế, cùng các công cụ mới rất tiện dụng và hiệu quả. Cho phép nhà thiết kế, tạo hình và xuất bản các tài liệu cho in ấn, trực tuyến hay cho các thiết bị di động, nhúng kèm các tương tác, hoạt họa, phim, nhạc nhằm cuốn hút người đọc, Adobe InDesign CC 2015 còn tối ưu hóa các chức năng cho người dùng bằng cách tích hợp các dịch vụ trực tuyến như font chữ, hình ảnh tư liệu và thư viện người dùng, giúp chúng ta có thể làm việc mọi lúc mọi nơi một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.

Trong khóa học “Adobe Indesign CC 2015 tổng quát cơ bản đến nâng cao” của chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những góc nhìn cụ thể về một phần mềm đang được đánh giá là công cụ tuyệt vời cho những nhà thiết kế chuyên và không chuyên.

Hãy nhanh tay đăng ký khóa học của chúng tôi để thiết kế được những tác phẩm tuyệt vời nhất!

Yêu cầu của khóa học

  • – Có máy tính kêt nối internet
  • – Máy tính có cài đặt phần mềm Adobe Indesign CC 2015
  • – Nên đeo tai nghe trong quá trình học

Lợi ích từ khóa học

  • – Làm chủ giao diện làm việc của Adobe InDesign
  • – Sử dụng thành thạo các công cụ của Adobe InDesign CC 2015
  • – Biết cách làm việc với văn bản, biên tập và cấu trúc văn bản
  • – Thiết kế được tạp chí, sách, catalog, lịch, tờ rơi… một cách chuyên nghiệp

Đối tượng mục tiêu

  • – Những người đam mê, yêu thích đồ họa, thiết kế, nhiếp ảnh
  • – Các bạn sinh viên chuyên ngành truyền thông, in ấn, quảng cáo, thiết kế đồ họa…
  • – Những người đang làm việc trong lĩnh vực marketing, truyền thông, kinh doanh, quảng cáo…
  • – Những người làm nghề in ấn muốn có những trang sách, báo, tạp chí chuyên nghiệp
  • – Những người làm tại nhà xuất bản, tòa soạn báo, trung tâm chế bản muốn thiết kế sách, báo, tạp chí, catalog, tờ rơi…
Giáo trình
Phần 1: Tổng quan khóa học
Bài số 1
Adobe Indesign tổng quát
02:13
Bài số 2
Hướng dẫn sử dụng học liệu
05:07
Phần 2: Thử học Indesign cấp tốc
Bài số 3
Tạo tài liệu mới
04:42
Bài số 4
Tạo footer với Master Page
09:33
Bài số 5
Hướng dẫn nhập hình ảnh và chỉnh văn bản
11:28
Bài số 6
Thiết lập thẻ thuộc tính cho văn bản
09:25
Bài số 7
Tạo mục lục và chỉnh Table
12:29
Phần 3: Làm chủ giao diện làm việc và các công cụ
Bài số 8
Làm quen với giao diện
10:57
Bài số 9
Điều phối vùng làm việc
09:56
Bài số 10
Làm quen với thanh điều khiển Control
05:42
Bài số 11
Làm quen với các công cụ
08:05
Bài số 12
Chọn đối tượng
05:10
Bài số 13
Làm việc với nhiều cửa sổ
04:15
Bài số 14
Sử dụng panel và quản lý không gian làm việc
05:00
Bài số 15
Đơn vị đo và thước kẻ
04:25
Bài số 16
Xoay trang và điều chỉnh chất lượng hiển thị
05:06
Bài số 17
Lưu và chuyển version cho tài liệu
05:13
Phần 4: Bắt đầu với một tài liệu mới
Bài số 18
Tạo một tài liệu mới
09:58
Bài số 19
Tạo vùng bù xén cho sản phẩm
07:04
Bài số 20
Biên tập các đường gióng
04:25
Bài số 21
Tạo đường gióng ruler guide
08:51
Bài số 22
Tìm hiểu về khung chứa văn bản Text Frame
04:46
Bài số 23
Lựa chọn và biên tập văn bản
04:26
Bài số 24
Nhập văn bản vào Indesign
05:08
Bài số 25
Nhập hình ảnh hoặc đối tượng đồ họa vào Indesign
08:03
Phần 5: Quản lý trang tài liệu
Bài số 26
Thêm trang, xóa trang và di chuyển trang
09:47
Bài số 27
Tạo mới một trang chủ và gán trang chủ lên trang con
10:49
Bài số 28
Sử dụng lệnh Overriding Master Page Item
03:07
Bài số 29
Ghép và thay đổi kích thước của trang
06:43
Bài số 30
Chèn số trang tự động vào tài liệu
05:05
Bài số 31
Thay đổi trật tự của số trang
05:10
Phần 6: Làm việc với văn bản – Text
Bài số 32
Chèn các ký tự đặc biệt vào đoạn văn bản
08:02
Bài số 33
Sâu chuỗi văn bản Threading Text
08:11
Bài số 34
Chia cột cho đoạn văn bản
04:08
Bài số 35
Chèn khoảng trống cho văn bản xung quanh Text Frame
04:24
Bài số 36
Tự động điều chỉnh khung chứa văn bản
06:00
Bài số 37
Viết chữ chạy trên đường cong
06:10
Bài số 38
Chỉnh sửa văn bản với cửa sổ Story Editor
05:47
Phần 7: Tìm hiểu các lệnh biên tập văn bản Character
Bài số 39
Điều chỉnh Font chữ, kiểu chữ và cỡ chữ
09:59
Bài số 40
Làm đẹp cho đoạn văn bản với Leading, Kerning, Tracking
08:44
Bài số 41
Viết hoa, viết thường và các định dạng khác
08:18
Bài số 42
Tìm kiếm và thay thế đoạn văn bản
12:02
Bài số 43
Làm chủ Font với chức năng Find Font
06:21
Phần 8: Biên tập cấu trúc văn bản đoạn Paragraph
Bài số 44
Biên tập cấu trúc văn bản đoạn Paragraph
10:42
Bài số 45
Tô màu nền cho văn bản với tính năng mới Shading
06:30
Bài số 46
Kỹ thuật trình bày văn bản đẹp với Baseline
10:24
Bài số 47
Làm chủ Ruler Paragraph tăng hiệu quả thiết kế
08:09
Bài số 48
Kỹ thuật Spanning & Splitting cho cột văn bản
05:02
Bài số 49
Xử lý lỗi khoảng trắng với Hyphenation
05:21
Bài số 50
Kiểm soát lỗi từ mồ côi và dòng mồ côi
07:20
Bài số 51
Kỹ thuật dùng tabs trong trình bày văn bản
12:15
Bài số 52
Chèn các dấu hoa thị hoặc số đếm đầu đoạn
06:49
Phần 9: Làm việc với đối tượng đồ họa Graphics link
Bài số 53
Sử dụng bảng quản lý liên kết hình ảnh Links panel
07:03
Bài số 54
Biên tập hình ảnh với lệnh Edit With
07:11
Bài số 55
Tìm hiểu chức năng Fitting graphics
06:20
Bài số 56
Hình ảnh transparency và chức năng clipping path
06:28
Bài số 57
Chèn mã QR codes
03:32
Phần 10: Thiết lập các thuộc tính cho một đối tượng
Bài số 58
Tô màu và tô màu viền cho đối tượng
05:00
Bài số 59
Biên tập thuộc tính đường viền của đối tượng
03:44
Bài số 60
Hiệu ứng trong suốt Transparency
04:31
Bài số 61
Nhóm hiệu ứng trong bảng Effects
11:09
Bài số 62
Nhóm hiệu ứng Feather
04:25
Bài số 63
Dùng Corner Options để tạo hiệu ứng bo góc
03:30
Bài số 64
Sao chép thuộc tính đối tượng với Eyedropper tool
03:47
Bài số 65
Tìm kiếm và thay thuộc tính cho đối tượng
07:04
Phần 11: Quản lý màu sắc trên Indesign
Bài số 66
Tạo và sử dụng màu hiệu quả trên Swatch
02:40
Bài số 67
Đổi màu cho toàn bộ sản phẩm với chỉ một thao tác
04:50
Bài số 68
Lưu ý khi sử dụng những màu không được lưu trên Swatch
02:40
Bài số 69
Sử dụng màu tô Gradient
06:01
Phần 12: Các cách tạo Frame với công cụ vẽ
Bài số 70
Vẽ và biên tập các đường path trong Indesign
10:03
Bài số 71
Vẽ với các hình cơ bản trên Indesign
06:35
Bài số 72
Liên kết các đối tượng với lệnh Compound
05:35
Bài số 73
Convert các hình thành hình cơ bản
02:26
Phần 13: Managing Objects
Bài số 74
Thay đổi trật tự trên dưới của đối tượng
02:34
Bài số 75
Quản lý đối tượng trên Layer
05:03
Bài số 76
Nhóm và khóa các đối tượng
02:47
Bài số 77
Chuyển nhanh một content sang frame khác
02:02
Bài số 78
Gióng hàng vị trí giữa các đối tượng
07:11
Bài số 79
Chèn văn bản xung quanh một đối tượng
04:33
Bài số 80
Neo một object vào đoạn văn bản
04:34
Phần 14: Biến đổi đối tượng – Transforming Objects
Bài số 81
Nhân bản đối tượng
08:33
Bài số 82
Công cụ Collector và Placer
10:42
Bài số 83
Xoay đối tượng
04:12
Bài số 84
Thay đổi tỷ lệ đối tượng
04:12
Bài số 85
Kéo nghiêng và lật đối tượng
02:20
Bài số 86
Làm việc với Tranform Again
04:17
Phần 15: Tạo thẻ thuộc tính – Styles
Bài số 87
Tạo và áp dụng một thẻ thuộc tính Paragraph
13:03
Bài số 88
Tạo và áp dụng thẻ Character
10:06
Bài số 89
Tăng hiệu quả cho thẻ Paragraph với Nested Styles
08:55
Bài số 90
Tạo thẻ thuộc tính cho Graphic
02:56
Phần 16: Biểu bảng – Tables
Bài số 91
Tạo mới một table
06:07
Bài số 92
Điều chỉnh cho dòng và cột table
05:38
Bài số 93
Chèn dòng Header và Footer cho Table
04:00
Bài số 94
Định dạng lại thuộc tính của table
07:06
Bài số 95
Định dạng lại thuộc tính của cell
05:39
Bài số 96
Chèn các đối tượng đồ họa vào cell
02:56
Bài số 97
Đặt thẻ thuộc tính cho Table
07:34
Phần 17: Đóng gói để xuất khẩu và in ấn
Bài số 98
Kiểm soát lỗi với Preflight
09:30
Bài số 99
Đóng gói để xuất khẩu Package
07:28
Bài số 100
Xuất thành một file PDF
06:32
Phần 18: Tổng kết
Bài số 101
Tổng kết khóa học
01:15

Loild ava

Giảng viên: Lê Đức Lợi

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *